Header Ads

Giống cây Tùng Tháp

Mô tả sản phẩm

Cây tùng tháp được mệnh danh là một loại cây cảnh đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao. Chúng mang đến cho đất nước có thời tiết lạnh giá, dư chút hương vị của mùa đông. Cây tùng tháp đẹp nhất bởi những chiếc lá hình lá kim, có dáng cây đẹp như những loài cây thông.

Cây tùng tháp hay còn được gọi là cây bút tùng, tùng xà hay ngọc tùng. Tên khoa học “Sabina chinensis”  có xuất xứ từ các nước Châu Á, Bắc Âu. Đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc, Nhật Bản sau dần Việt Nam trồng làm cây cảnh và được nhiều người ưa chuộng.



Trong những loại cây cảnh trồng ở các biệt thự, nhà vườn thì tùng tháp đang đứng đầu với hình dáng sang trọng, đẹp mắt có thể trồng ở bất cứ không gian, sân vườn nào cũng trở nên lung linh và sang trọng hơn.

Đặc điểm của cây tùng tháp

Nổi bật với vóc dáng oai hùng, vững trãi thân cây tùng tháp có một màu nâu vàng, nổi bật, da sần sùi nhiều vết nứt được bao bọc bởi lớp vỏ khá dày dặn, nhựa có mùi thơm đặc trưng. Lúc nhỏ thì cây có cành khá dẻo nên uốn thành nhiều hình dáng khác nhau, chiều cao cây trung bình với các loại cây này có thể cao lên đến 10m, đường kính thân trung bình rơi vào khoảng 60cm. Tùng tháp sống kiểu bụi, ở những vùng nguyên sản thì cây có thể phát triển lên đến 25m, lớp vỏ màu nâu đỏ, xù xì nứt dọc thành những đường rất ngoằn nghèo. Đường kính tán lá rộng khoảng 0,7m – 0,9m những chiếc lá này có màu xanh, tán lá đẹp nhiều loại độ cao khác nhau, cành nhỏ thì tròn hơi vuông, lá non hình kim, đầu nhọn màu xanh mốc, lá thuộc dạng lá già vẩy giữa lưng có tuyến bầu bục, xếp dày đặc.

Các nón đực thường mọc riêng lẻ, hình trừng thuôn dài, nón cái có hình cầu và quả tròn có phấn trắng khi chín màu nâu đen, lam xanh từ 1-4 hạt. Các cành thường mọc thẳng, hơi cong về phía mọc chếch lên hướng đỉnh để tạo thành vòm tán trông như ngòi bút lông mang 2 kiểu lá có hình vảy và hình kim ngắn, mọc thẳng góc hình chữ thập, vòng xoắn 3 trở nên thưa dần.

(Thông tin hữu ích cho bạn - Công ty Marketing ở TPHCM: XuyênViệt Media)

Cây tùng tháp thuộc loài cây đơn tính khác gốc vì thế ít khi cùng gốc. Các nón cây có hình kim tự tháp. Tùng tháp thuộc loại cây ưa ánh sáng toàn phần bởi nó có thể chiếu sáng, cường độ sáng ở nhiệt độ cao trong điều kiện thời tiết đất ẩm ướt, mát mẻ và có đủ dưỡng chất để giúp cây có khả năng sinh trưởng, phát triển rất mạnh mẽ. Ở môi trường cây có thể sống được trên đất kiềm hoặc axit đang chịu đựng nhiệt độ cao, hạn dài ngày và không chịu úng.

Công dụng chủ yếu của cây tùng tháp

Là loại thực vật có hình dáng lá đẹp, sống lâu năm nên thường được chọn trồng làm đẹp cảnh quan, sân vườn, biệt thự và các công trình công cộng. Các cây tùng được trồng và biết đến khả năng dược tính trong y học là có thể dịch chiết từ lõi, thân để chữa các bệnh hoặc làm chế phẩm sinh học có giá trị kinh tế cao. Hầu hết, tùng tháp được chọn để trồng làm cảnh quan, sân vườn hay tạo đường cho các cụm xanh cũng làm vật liệu để tạo dáng cây bonsai đẹp, tuổi thọ cao và có thể uốn nắn, tạo hình trồng làm cây cảnh giúp cho không gian trở nên tươi đẹp, giá trị thẩm mỹ cao đến với không gian.

Ý nghĩa tùng tháp từ bao đời nay

Đầu tiên tùng xuất hiện ở Trung Quốc với chữ “松属” tùng thuộc, ý chỉ rằng đây là loài gỗ thông, người Việt Nam chúng ta quen dùng từ “tùng” để cho hàng loạt cây hạt trần khiến tiếp cận một loài tùng cụ thể sẽ gặp khó khăn và trở ngại hơn. Tùng được người Việt đặt tên theo hình thái vòm tán, nó được gọi là tùng xà, ngọc tùng.

Cách trồng và chăm sóc cây 

Để giúp cho người yêu thích trồng cây cảnh, đặc biệt yêu thích sử dụng cây tùng tháp trồng trang trí không gian thêm đẹp và giá trị hơn thì hãy tham khảo phương pháp trồng theo kỹ thuật sau để giúp cây luôn phát triển tốt, mang đến những chậu cây tùng đẹp, gồm những điều kiện như sau:

Đất trồng: Bạn có thể sử dụng nhiều loại đất khác nhau có thể từ đất thịt, đất cát pha và có phối trộn thêm một ít xơ dừa, trấu hun hay phân vi sinh để có khả năng phát triển tươi tốt hơn.

- Phương pháp chiết cành: Sử dụng phương pháp chiết cành vào mùa đông và tỉa cành vào mùa xuân, sử dụng với những cành lớn đảm bảo chiết ở những cây khỏe mạnh để khả năng bén rễ nhanh chóng hơn.

- Phương pháp giâm cành: Những cành có độ lớn bằng chiếc đũa trở xuống, thời gian tiến hành tốt vào mùa xuân.

- Phương pháp gieo hạt: Bảo quản hạt tốt để giúp cây có độ nảy mầm cao.

Trường hợp bạn đang cần số lượng cây tùng tháp lớn thì có thể sử dụng phương pháp giâm ngọn, sẽ tạo được nhiều cây cùng một lúc, chỉ cần chọn những ngọn già, chấm thuốc kích thích ra rễ rồi giâm xuống đất khay đựng cát thì một thời gian có thể bén rễ thành cây con mới.

Tưới nước: Cây tùng có nhu cầu nước vừa phải. Do đó, khi chăm sóc cây bạn chỉ cần giữ ẩm cho đất, chú ý tưới vào thời gian thoáng mát, trời mua cần xới đất giúp khả năng thoát nước tốt hơn.

Cắt tỉa cành để tạo tán cho cây: Bạn có thể tỉa cành, uốn cho cây khi còn non những chiếc thân mềm sẽ dễ uống và tạo tán cho cây. Bạn có thể tạo thành những dạng cây bonsai, cắt tỉa và uốn cành vào mùa xuân, mùa động, khi tỉa cành thì không nên vặt hết lá để hướng lên hứng sương. Lưu ý không nên cắt tỉa cành khi đưa cây vào chậu.

Chế độ dinh dưỡng: Nên bón phân định kỳ 4 tháng/ lần. Bạn nên sử dụng loại phân NPK với liều lượng thích hợp để bón vào tháng 3 của hàng năm.

Thế giới cây và hoa là đơn vị cung cấp giống cây tùng tháp có giá tốt trên thị trường, có đội ngũ trồng cây tận nơi theo yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và tiện ích đảm bảo giúp quý khách tiết kiệm được thời gian, chi phí và có một không gian xanh thật hoàn hảo.

Nguồn: DichVuCayXanh.com


Được tạo bởi Blogger.